Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Cần dứt khoát hơn trong vấn đề kiểm soát ô nhiễm nguồn nước

Tình hình ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng khi hầu hết các sống chính ở Việt Nam đều bị ô nhiễm, song song đó nguồn nước ngầm cũng đang trong tình trạng nhiễm mặn, nguồn nước ngầm bị ô nhiễm bởi các hóa chất trong thuốc trừ sâu và các chất có hại khác.
Ô nhiễm nước không chỉ làm tăng chi phí sản xuất mà còn tác động trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng. Trung bình mỗi năm có 9.000 người tử vong vì nguồn nước ô nhiễm, trong khi 200.000 trường hợp khác được phát hiện ung thư mà nguyên nhân là do sử dụng nước bị ô nhiễm.


Nước thải sinh hoạt, công nghiệp: Nguồn ô nhiễm chính
Báo cáo của Cục Quản lý tài nguyên nước cho thấy, việc thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình hạn chế, chỉ một số thành phố lớn mới có công trình xử lý nước thải tập trung nhưng cũng chỉ đáp ứng được lượng nhỏ, còn lại phần lớn xả trực tiếp vào hệ thống cống. Trong khi, 70% khu công nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải tập trung hoặc có nhưng không đạt quy chuẩn. Chỉ có 42 cụm công nghiệp trên tổng số 639 cụm công nghiệp, với gần 10.800 nhà máy có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Và hầu như toàn bộ nước thải công nghiệp từ làng nghề đều xả thẳng ra hồ, ao, sông ngòi.

Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất nhưng việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nông dược, phân bón hóa học trong sản xuất đã làm cho nguồn nước mặt, nước ngầm bị ô nhiễm. Đặc biệt, trong nuôi trồng thủy sản, thức ăn, hóa chất dư lắng xuống đáy hồ, lòng sông dẫn đến môi trường nước bị ô nhiễm chất hữu cơ, phát sinh một số sinh vật gây bệnh hoặc các loài tảo độc.

Theo thống kê, 240.000m3 nước thải công nghiệp, 600.000m3 nước thải sinh hoạt chưa qua hệ thống xử lý cộng với 7.000m3 nước thải lò mổ, bệnh viện, cơ sở sản xuất nhỏ mà chỉ 30% trong số đó được xử lý là một trong những nguồn chính dẫn đến ô nhiễm sông, hồ. Điều này lý giải tại sao hiện tượng ô nhiễm chủ yếu xảy ra ở vùng trung và hạ lưu các lưu vực sông, khu vực đông dân cư và khu công nghiệp. Hậu quả của ô nhiễm nước là việc gia tăng chi phí sản xuất, tác động tới hiệu quả và tính cạnh tranh sản phẩm, nhất là thủy sản và nông nghiệp. Song, hơn cả ô nhiễm nước tác động trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng. Theo báo cáo của các ngành chức năng, trung bình mỗi năm có 9.000 người chết vì nguồn nước ô nhiễm, 200.000 người khác được phát hiện ung thư mà nguyên nhân do sử dụng nước bị ô nhiễm.


Công nhân Công ty Thoát nước nạo vét thu gom rác thải trên sông Kim Ngưu

Cần có luật về kiểm soát ô nhiễm nước?

Theo Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu môi trường và cộng đồng Nguyễn Ngọc Lý, vấn đề đặt ra là tại sao việc kiểm soát ô nhiễm nước được thể chế hóa tại nhiều văn bản pháp luật, nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn không được ngăn ngừa, thậm chí còn có xu hướng vượt ngoài tầm kiểm soát. Thứ nhất, thực tế Luật Bảo vệ môi trường và Luật Tài nguyên nước vẫn mang tính bao quát, nguyên tắc chung nên tính khả thi rất yếu. Quy định kiểm soát ô nhiễm nước thiếu thống nhất giữa các luật dẫn tới người thực thi khó biết cần phải làm gì, ai làm, làm như thế nào. Thứ nữa, xử lý ô nhiễm quyết định bởi hai yếu tố công nghệ và tài chính nhưng trong luật chưa quy định cụ thể nên công nghệ lạc hậu vẫn được sử dụng, dẫn đến vừa mất tiền đầu tư mà không hiệu quả. Đáng chú ý, các vụ ô nhiễm nước hầu như chỉ được biết đến nhờ truyền thông, từ phản ánh của người dân do họ quá bức xúc. Trên thế giới, nhiều nước phát triển đã trải qua giai đoạn ô nhiễm nước nghiêm trọng trong giai đoạn công nghiệp hóa và đã phải ban hành các quy định khắt khe để kiểm soát ô nhiễm nước.

Tại hội thảo "Chính sách, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước" vừa được Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường Quốc hội, Bộ Tài nguyên - Môi trường, Liên minh Nước sạch tổ chức tại Hà Nội, đã có ý kiến đề xuất Quốc hội giám sát tối cao về môi trường nước và đưa vào chương trình xây dựng luật một luật riêng kiểm soát ô nhiễm nước. Tuy nhiên, đại diện Cục Quản lý tài nguyên nước cho rằng, các quy định hiện khá toàn diện, cụ thể, rõ ràng từ biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả. Sở dĩ ô nhiễm nước vẫn đang là thách thức lớn vì nguồn nhân lực và tài chính hạn chế, trong khi nhận thức và ý thức chấp hành của cộng đồng chưa cao. Thực tế là, không ít cá nhân, tổ chức cố tình vi phạm pháp luật, thậm chí vi phạm quy mô lớn. Vấn đề không phải ở chỗ thiếu văn bản pháp lý mà ở ngay chính yếu tố con người. Vì vậy, chưa cần thiết có luật riêng kiểm soát ô nhiễm nguồn nước mà nên tập trung tăng cường chế tài như bổ sung quy định xử lý hình sự hành vi gây ô nhiễm nguồn nước, tăng mức xử phạt hành chính; xây dựng hệ thống giám sát quốc gia hoạt động xả thải; công bố danh sách cơ sở gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm…

Có hay không luật riêng kiểm soát ô nhiễm nước còn cần bàn thêm, nhưng rõ ràng ô nhiễm nguồn nước đang là vấn đề cấp bách, đòi hỏi những hành động quyết liệt ngay từ lúc này.

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Nhiều nhà máy xử lý nước thải được xây dựng tại đồng bằng sông Cửu Long


Nhà máy xử lý nước thải thành phố Sóc Trăng. 


Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long chính phủ đã qui hoạch xây dựng ba nhà máy cấp nước với tổng công suất 4,2 triệu m3/ngày đêm để tăng năng lực cấp nước, xử lý nước thải toàn vùng giai đoan 2015 -2020.
Thông tin trên được bà Võ Thị Hồng Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ cho biết tại cuộc họp với đại diện Bộ Xây dựng về xây dựng hệ thống cấp nước và hệ thống xử lý nước thải tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tổ chức tại Cần Thơ chiều 28/1.

Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2020, vùng đồng bằng sông Cửu Long có ba nhà máy cấp nước mang tên Sông Hậu 1, Sông Hậu 2, Sông Hậu 3 sẽ được xây dựng.

Nhà máy nước Sông Hậu 1 được xây dựng tại Cần Thơ, có công suất giai đoạn 1 là 500.000 m3/ngày đêm, giai đoạn 2 là 1 triệu m3/ngày đêm, cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất tại thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng, vùng hành lang Tây sông Hậu; đồng thời hỗ trợ cấp nước cho các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh.

Nhà máy nước Sông Hậu 2, sẽ được xây dựng tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, công suất giai đoạn 1 là 1 triệu m3/ngày đêm, giai đoạn 2 là 2 triệu m3/ngày đêm, cấp nước cho thành phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau và một phần tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu.

Nhà máy nước Sông Hậu 3 được xây dựng tại thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, công suất giai đoạn 1 là 200.000 m3/ngày đêm, giai đoạn 2 là 500.000m3/ngày đêm, cấp nước cho các tỉnh An Giang, Kiên Giang.

Cùng với đó, từ nay đến năm 2020 thành phố Cần Thơ xây dựng bốn nhà máy với hệ thống xử lý nước thải, tổng công suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải là 86.000 m3/ngày đêm; thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) xây dựng ba nhà máy xử lý, tổng công suất 34.500 m3/ngày đêm; thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) xây dựng ba nhà máy xử lý, tổng công suất 33.000 m3/ngày đêm; thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) xây dựng ba nhà máy xử lý, tổng công suất 34.500 m3/ngày đêm.

Bốn tỉnh, thành phố nói trên sử dụng công nghệ, thiết bị thoát nước phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương; trong đó ưu tiên sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng, có tính đến khả năng nâng cấp trong tương lai.

Theo quy hoạch, tại thành phố Cần Thơ và thành phố Long Xuyên, nước thải sau khi xử lý sẽ cho thoát ra sông Hậu. Thành phố Cà Mau và thành phố Rạch Giá cho thoát nước thải ra biển Tây sau khi xử lý.

Việc xây dựng các nhà máy nói trên được thực hiện song song với công tác cải tạo hệ thống nhà máy xử lý nước thải cũ sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giải quyết triệt để tình trạng ngập úng do mưa, bảo đảm sự phát triển kinh tế-xã hội ổn định, bền vững tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015


Chỉ số đa dạng sinh học đang được quan tâm không đúng cách và sự hời hợt đó đang gây nguy hại đến môi trường bởi nhiều dự án phát triển kinh tế - xã hội trên dãy Trường Sơn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thiên nhiên môi trường nơi đây do không được đánh giá đúng cách trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Thủy điện xả lũ.

Những khu bảo tồn kêu cứu

Không thể phủ nhận tác dụng giảm tải cho QL 1A và phát triển KTXH khi đường Hồ Chí Minh (HCM) mở ra, nhưng cũng bởi con đường này cắt qua quá nhiều khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) và Vườn quốc gia (VQG) cũng như vùng rừng núi trên dãy Trường Sơn đã ảnh hưởng lớn đến đa dạng sinh học (ĐDSH) nơi đây.

Trong một chuyến thực tế tại Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), chúng tôi nhớ mãi lời một cán bộ của khu BTTN này nói mà lắc đầu lia lịa: “Việc khai thác, săn bắt trái phép lâm sản đang là mối đe dọa nghiêm trọng đến khu bảo tồn. Càng báo động hơn khi đường HCM thông tuyến. Người săn bắt, khai thác trái phép lâm sản từ chỗ phục vụ nhu cầu tại chỗ chuyển sang việc đưa ra tiêu thụ bên ngoài một cách ồ ạt nhờ giao thông quá thuận tiện”. Theo một nghiên cứu công bố trong cuốn sách Shood và Hùng, 2008, một nửa số hộ dân sống trong khu BTTN Bắc Hướng Hóa có ít nhất một người săn bắt thú bất hợp pháp.

Đường HCM, đặc biệt là nhánh Tây qua địa phận ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đã xuyên qua hai VQG lớn (Phong Nha – Kẻ Bàng và Bạch Mã), hai khu BTTN quan trọng (Đakrông và Bắc Hướng Hóa, cùng ở Quảng Trị) KTXH phát triển mạnh. Song mặt trái của nó kéo theo nạn lâm tặc hoành hành; nạn tận diệt thú rừng với các nhà hàng đặc sản nhan nhản, dọc nhánh đường không ít người bày bán, giới thiệu thịt thú rừng một cách ngang nhiên.


Thủy điện Đăk Mi 4 xả lũ. (Ảnh: Pháp luật Việt Nam)

Và nỗi ám ảnh thủy điện

Sự bùng nổ xây dựng các công trình hồ chứa thủy điện, thủy lợi đang hủy hoại và làm suy giảm nghiêm trọng đa dạng sinh học dãy Trường Sơn. TS. Hoàng Văn Thắng – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Moi trường, Trường ĐHQG Hà Nội đã từng kết luận rằng, khi đặt bút phê duyệt xây dựng Dự án thủy điện Rào Quán trên sông Rào Quán, thuộc Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, cơ quan chức năng đã lượng giá rừng tự nhiên nơi đây thấp hơn cả… rừng trồng. Bởi vậy họ cho rằng việc duy trì rừng tự nhiên để bảo tồn ĐDSH không hiệu quả bằng xẻ đôi khu BTTN để xây đập thủy điện. Nhưng thực tế cho thấy việc phá rừng ồ ạt đã làm cho các thảm họa môi trường ngày càng trầm trọng hơn như lũ lụt, hạn hán hàng năm…

Mặt khác, báo cáo tác động đtm cho Dự án Rào Quán khi mới triển khai không đề cập đến những tác động lớn lên rừng tự nhiên mà chỉ tập trung vào vấn đề kỹ thuật. Ước tính, hồ thuỷ điện này chặn dòng gây ngập 274ha rừng tự nhiên và 165ha rừng trồng, nhưng dự án này báo cáo tác động đtm lại chỉ tính đến giá trị của các “cây đứng” mà thôi.

Nhưng trên dãy Trường Sơn, Rào Quán chỉ là một trong hàng trăm ví dụ. Theo một đề tài của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về “Điều tra, khảo sát, nghiên cứu báo cáo tác động đtm và đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp tăng cường quản lý, khai thác hiệu quả các công trình hồ chứa thủy điện, thủy lợi Bắc Trung Bộ” do Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) thực hiện đã khẳng định: Các hồ chứa thủy điện, thủy lợi đã làm suy giảm tính đa dạng một số loài, thay đổi điều kiện môi trường và địa bàn cư trú… của các loài động, thực vật ở dãy Trường Sơn.

Ngập lụt hạ nguồn. (Ảnh: Pháp luật Việt Nam)

Trong vòng 8 – 9 năm qua, với việc “bùng nổ” xây dựng các hồ chứa thủy điện, thủy lợi nên tài nguyên rừng, đất rừng và quy mô rừng đang bị thu hẹp và chịu sự tàn phá nặng nề đến mức báo động. Trên các lưu vực sông chính của dãy Trường Sơn, có khoảng trên dưới 100 công trình hồ thủy điện, thủy lợi với dung tích chứa nước gần 30 tỷ mét khối. Giới bảo vệ thiên nhiên, môi trường đã phải thốt lên rằng, số lượng công trình thủy điện ở các tỉnh thuộc dãy Trường Sơn đã vượt tầm kiểm soát. Mật độ quá dày đặc này đang cắt nhỏ các dòng và lưu vực sông.

Còn nhớ năm 2007, khi Thủy điện Rào Quán xả nước với lưu lượng 200m3/giây, hạ lưu sông Thạch Hãn dâng với tốc độ chóng mặt khiến hàng nghìn hộ dân huyện Triệu Phong chìm trong biển nước.

Từ năm 2008, theo quy hoạch phát triển thủy điện nhỏ, UBND tỉnh Quảng Trị đã phê duyệt 18 dự án xây dựng thủy điện với tổng công suất 103,9MW. Nhưng về sau, UBND tỉnh này đã loại đi còn 8 dự án. Hiện 4 dự án đã hoàn thành việc xây dựng và đi vào hoạt động, còn lại vẫn đang triển khai xây dựng. Người dân Quảng Trị vẫn đang lo ngại rằng, sắp tới nếu toàn bộ các công trình thủy điện đi vào hoạt động và sẽ đồng loạt xả lũ khi mùa mưa bão đến, không biết chuyện gì sẽ xảy ra với các huyện ở hạ lưu các sông như Thạch Hãn, Đakrông… vốn có địa hình rất dốc.

Minh chứng đầu tiên cho việc xây dựng, vận hành bất hợp lý các công trình thủy điện ở miền Trung – Tây Nguyên là cơn “đại hồng thủy” lịch sử năm 2009 tàn phá trên diện rộng từ Quảng Trị đến Ninh Thuận và Tây Nguyên, làm 179 người chết, thiệt hại khoảng 16.078 tỷ đồng. Tháng 10, 11 năm sau (2010), việc xả lũ thiếu hợp lý của các hồ chứa nước đã ngập lụt ở hầu hết hạ lưu các sông dãy Trường Sơn.

Rồi giữa tháng 11/2013, cơn bão Nari ập vào miền Trung. Riêng ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên, các con số thống kê cho thấy có ít nhất 41 người chết, 5 người mất tích, 74 người bị thương và lũ quét qua đã cuốn sạch nhà cửa, tài sản, hoa màu nông nghiệp của người dân. Tại những nơi lũ đi qua, người dân và chính quyền địa phương đều bất bình “kể tội” 15 thủy điện ở miền Trung và Tây Nguyên đồng loạt xả lũ đã gây nên tai họa này.

Dân hạ nguồn tay trắng vì thủy điện xả lũ nhưng các nhà máy thủy điện không phải chịu trách nhiệm. Bảo nhà máy thủy điện đền bù hay khắc phục cho người dân còn khó hơn lên trời. Còn nhớ, Thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) tích nước gây ngập hơn 30 hộ dân ở xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My. Bà con có chứng cứ rành rành, kéo nhau ra tòa khởi kiện, nhưng qua 2 phiên xét xử, phần thua vẫn thuộc về… chính họ!

Việt Nam được cộng đồng khoa học thế giới đánh giá là một trong 16 nước có tính ĐDSH cao nhất thế giới. Nhưng với kiểu phát triển thủy điện hiện nay, mối “hiểm hoạ” về cuộc chia tay giữa các loài động vật, thực vật quý hiếm và ĐDSH dãy Trường Sơn đang hiện hình quá rõ nét…

Tháng 11/2011, hai nhà máy thủy điện lớn nhất Thừa Thiên Huế là Bình Điền và Hương Điền đồng loạt tăng lượng xả lũ khiến hạ nguồn ngập lụt.

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ít đề cập đến vấn đề đa dạng sinh học

Báo cáo đánh giá tác động môi trường bao lâu nay cơ quan chức năng và các doanh nghiệp vẫn xem nhẹ, là một chỉ số quan trọng trong bản báo cáo đtm nhưng bảo tồn đa dạng sinh học lại không được xem xét một cách hợp lý . Đặc biệt ở Việt Nam thì chỉ số bảo tồn đa dạng sinh học cực kỳ quan trọng.

Ít được chú ý vì thiếu tiêu chí

Theo yêu cầu của các quy định về báo cáo đánh giá tác động môi trường, đánh giá tác động đến đa dạng sinh học là việc xem xét tác động của dự án phát triển đến hệ động, thực vật và các mối quan hệ giữa chúng. Một cách lý tưởng, đánh giá tác động đến đa dạng sinh học cần được lồng ghép trong quy trình báo cáo đánh giá tác động môi trường theo phương pháp tiếp cận hệ thống. Phương pháp này được tác giả Helen Byron mô tả chi tiết trong nghiên cứu “Biodiversity and Environmental Impact Assessment: A Good Practice Guide for Road Schemes”, xuất bản năm 2000.

Phương pháp tiếp cận hệ thống các vấn đề đa dạng sinh học trong quy trình báo cáo đánh giá tác động môi trường theo mô tả của Helen Byron

Tuy nhiên, trên thực tế, các dự án phát triển rất ít, thậm chí hầu như không chú ý tới tác động đến đa dạng sinh học trong quy trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường. Dễ có thể nhận thấy bất cập này ở rất nhiều báo cáo ĐTM thông qua một vài điểm nhận định sau.

Thứ nhất, các dự án không có sự cân nhắc thích hợp về đa dạng sinh học khi lựa chọn vị trí thực hiện dự án. Việc xem xét các phương án lựa chọn vị trí dự án được coi là vấn đề bất cập nhất trong quy trình thẩm định dự án đầu tư ở nước ta hiện nay. Hầu hết các dự án được chấp thuận địa điểm trước khi nghiên cứu báo cáo đánh giá tác động môi trường và báo cáo đầu tư. Vì vậy, các vấn đề nhạy cảm với môi trường, bao gồm đánh giá khả năng chịu tải môi trường và tính đặc thù của hệ sinh thái trong khu vực dự kiến triển khai dự án thường bị bỏ qua và ĐTM thực chất chỉ còn đóng vai trò cố gắng giảm thiểu mà không thể ngăn ngừa các tác động tiêu cực, thậm chí trong nhiều trường hợp đây là nhiệm vụ bất khả thi.

Sự ít chú ý đến tác động tới đa dạng sinh học trong quy trình báo cáo đánh giá tác động môi trường ngoài ra còn thể hiện ở việc tập hợp dữ liệu hiện trạng đa dạng sinh học rất nghèo nàn. Nhìn chung, các báo cáo ĐTM hiện nay chứa rất ít thông tin, dữ liệu về hiện trạng đa dạng sinh học cũng như về phương thức sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học. Đa phần chỉ tập trung vào các hệ sinh thái cần được bảo vệ mà không chú ý đến các hệ sinh thái không được ưu tiên bảo vệ. Điều này dẫn đến một số nhận định sai lệch về cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học đặc thù cho từng khu vực. Bên cạnh đó, các thông tin về hệ sinh thái cũng mới chỉ chú ý đến số lượng mà ít chú ý đến cấp độ của đa dạng sinh học cũng như thiếu thông tin về các mối quan hệ chức năng của các hệ sinh thái.

Điểm bất cập thứ ba cũng đáng lưu tâm là tác động đến đa dạng sinh học chưa được đánh giá thực sự đầy đủ, thuyết phục. Đa dạng sinh học của một khu vực chịu nhiều tác động khác nhau từ những hoạt động phát triển khác nhau. Bất kỳ sự thay đổi nào của hệ sinh thái cũng thường là hệ quả của những tác động trực tiếp, tác động gián tiếp, đặc biệt là tác động tích lũy, tuy nhiên các báo cáo đánh giá tác động môi trường hiện mới chỉ chú ý phân tích tác động trực tiếp mà hầu như bỏ qua đánh giá tác động tích lũy.

Điều đáng nói là Việt Nam hiện chưa có các tiêu chuẩn/tiêu chí/chỉ thị về đa dạng sinh học để so sánh, đánh giá mức độ và tầm quan trọng của các tác động được dự báo. Các dự báo đưa ra cũng không được đánh giá về độ chắc chắn tin cậy, vì vậy các kết quả dự báo tác động thường không đầy đủ, không chính xác và không thuyết phục. Điều này dẫn đến các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học và khả năng tăng cường tác động tích cực đã không được xem xét đầy đủ để đảm bảo tính khả thi cũng như hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học.


Luật mới chỉ định hướng cơ bản

Hiện Việt Nam đã ban hành một số văn bản pháp quy liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học như: Luật Bảo vệ Môi trường 2005, Nghị định số 29/2011/ND-CP và Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT; Luật Đa dang sinh học 2008 và Nghị định số 65/2010/ND-CP; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004, Nghị định số 117/2010/ND-CP và Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT; Luật Thủy sản 2003 và Nghị định số 27/2005/ND-CP.

Trong các văn bản pháp pháp quy nêu trên, đa dạng sinh học được coi là một nội dung của môi trường tự nhiên, có tiềm năng chịu tác động từ các hoạt động phát triển, vì vậy tác động đến đa dạng sinh học cần được đánh giá và cần đưa ra các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong quy trình đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) hoặc đánh giá tác động môi trường (ĐTM) tương tự như các thành phần môi trường tự nhiên khác.

Mặc dù cũng quy định các nguyên tắc chung về bảo vệ đa dạng sinh học, song các văn bản lại không quy định cụ thể về các nội dung đánh giá tác động đa dạng sinh học và nhất là không đề cập đến việc cần thiết xây dựng các tiêu chuẩn/tiêu chí/chỉ thị đa dạng sinh học quốc gia để so sánh khi đánh giá.

Các dự án tiềm ẩn tác động đến đa dạng sinh học tuy đã được đưa vào danh mục phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng lại không có quy định cần lưu ý đến các tác động nào (loại tác động, quy mô tác động).

Nhìn chung, trong những văn bản pháp kể trên , quy định về đánh giá tác động đến đa dạng sinh học trong ĐMC, ĐTM chỉ là những định hướng cơ bản, chưa đủ rõ ràng để thực hiện, vì vậy đã dẫn đến những bất cập khi triển khai trong thực tế.

Một số khuyến nghị

Thực tế thẩm định các dự án phát triển trong thời gian qua, đặc biệt là các dự án thủy điện, khai khoáng, phát triển cảng biển… cho thấy cần sớm đưa quy định về lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học trong quy trình báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, ĐMC vào các Luật liên quan, trước hết là Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi) hoặc Luật Đa dạng sinh học (dự kiến sửa đổi trong thời gian tới).

Nguyên tắc và nội dung lồng ghép đánh giá tác động đến đa dạng sinh học trong quy trình báo cáo đánh giá tác động môi trường có thể dựa trên một số gợi ý sau:

Thứ nhất, việc lồng ghép đánh giá tác động đến đa dạng sinh học là một cách tiếp cận tổng thể và toàn diện để xem xét tác động của các dự án phát triển đến hệ động thực vật và dịch vụ hệ sinh thái cũng như các mối quan hệ giữa chúng. Cách tiếp cận này sẽ hỗ trợ giảm thiểu tối đa tác động đến đa dạng sinh học của các dự án phát triển, đảm bảo dự án phát triển được tích hợp với cân nhắc bảo tồn đa dạng sinh học và phù hợp về mặt pháp lý cũng như cung cấp và chia sẻ công bằng những lợi ích phát sinh từ việc sử dụng đa dạng sinh học.

Thứ hai, lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học trong các dự án phát triển thông qua công cụ báo cáo đánh giá tác động môi trường là cách làm phổ biến và có hiệu quả nhất hiện nay. Đánh giá tác động đến đa dạng sinh học là đánh giá tác động tiềm năng từ các hoạt động của dự án phát triển đến chất lượng của môi trường vật lý cần thiết để duy trì các hệ sinh thái và các loài trong hệ sinh thái này. Cần đặc biệt lưu ý các tác động đến các loài tạo nên yếu tố tự nhiên của đa dạng sinh học bản địa, các loại môi trường sống và các mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau của các loài sinh vật sống trong môi trường đó.

Thứ ba, các quy định về lồng ghép đánh giá tác động đến đa dạng sinh học trong báo cáo đánh giá tác động môi trường cần cụ thể, tập trung vào những nội dung chính và cần có quy định về các tác động đến đa dạng sinh học phải đặc biệt lưu ý khi đánh giá. Cần sớm xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn/tiêu chí/chỉ thị ĐDSH quốc gia để sử dụng so sánh khi đánh giá. Bên cạnh đó, tham vấn cộng đồng cũng phải được coi là nội dung quan trọng không thể thiếu trong đánh giá tác động đến đa dạng sinh học.

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Người dám thử uống nước dòng sông chết liệu có tồn tại ?

Chắc ai cũng biết dòng sông Tô Lịch vốn nổi tiếng là dòng sông chết vì tình trạng ô nhiễm của dòng sông đã vượt mức độ thông thường có thể chấp nhận được. Câu hỏi đặt ra là "Ai đã dám liều mình uống nước sông Tô Lịch". Vâng không ai khác ngươi đó chính là PGS.TS Trân Hồng Côn giảng viên khoa Hóa, đại học Tự Nhiên - ĐHQG).
Việc ông có thể lọc nước sông trở thành nước sạch và uống trực tiếp đã khiến cho không ít người tò mò, thán phục và cả hoài nghi. Không chỉ nổi tiếng với việc uống nước sông Tô Lịch, ông còn là người đầu tiên vẽ bản đồ nước ngầm nhiễm asen ở Hà Nội và tìm ra giải pháp để khắc phục tình trạng này.



Ý tưởng về việc vẽ “bản đồ” nguồn nước ngầm bị nhiễm asen ở Hà Nội đến với PGS.TS Trần Hồng Côn một cách hoàn toàn tình cờ. Đó là thời điểm năm 1996, trong một lần ông nhận được các mẫu của một đồng nghiệp nhờ phân tích, nghiên cứu chất lượng nguồn nước ngầm tại Hà Nội. Kết quả phân tích khiến ông hết sức bàng hoàng. Ông cho biết, trong khoảng 30 mẫu nước ngầm của Hà Nội được khảo sát, phân tích khi đó thì có đến 10 mẫu bị nhiễm asen (hay còn gọi là thạch tín) cao hơn mức cho phép nhiều lần.

Mặc dù đó chỉ là một công việc chuyên môn thuần túy, tuy nhiên kết quả của nghiên cứu này đã khiến PGS.TS Trần Hồng Côn bị đau đầu tìm cách khắc phục nhiêu ngày sau đó. Những suy nghĩ về việc nguồn nước ngầm Hà Nội đang bị “đầu độc” ở những khu vực nào và ở mức độ ra sao luôn đeo bám ông một cách dai dẳng, khiến ông phải trăn trở và đi đến quyết định phải tiến hành khảo sát và đánh giá về mức độ nhiễm asen của nguồn nước ngầm tại Hà Nội.

May mắn là khi đó có một Quỹ phát triển tiềm năng của Thụy Sỹ đã tài trợ kinh phí để ông có điều kiện tiến hành khảo sát thực trạng và lập nên bản đồ phác thảo các điểm bị nhiễm asen gồm 8 nhà máy nước nội thành và các giếng khoan của người dân ngoại thành. Dựa trên kết quả nghiên cứu này cho thấy hiện trạng nước ngầm trên địa bàn TP.Hà Nội có đến 30% điểm giếng khảo sát có mức độ nhiễm asen trên 0,05mg/lít, còn ở mức vượt trên ngưỡng cho phép 0,01mg/lít thì có tới 50%.

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, việc một số nguồn nước ngầm ở Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng bị nhiễm Asen hoàn toàn xuất phát từ nguyên nhân tự nhiên. Theo cơ chế mưa xối xuống núi, phong hóa các chất, tạo thành phù sa theo các sông chảy về bồi tích thành đồng bằng, đồng bằng tích lũy các chất như asen 5 và kết tủa của nó cộng với lá cây phân hủy tạo thành yếm khí do đó không giải phóng được asen trong nước ngầm.

Theo lý giải của PGS.TS Trần Hồng Côn, công nghệ xử lý nước cấp của chúng ta có xử lý asen nhưng lại không chủ định. Lượng sắt nhiễm tương đối cao trong nước luôn có trong nước ngầm ở đồng bằng sông Hồng, nước rất đục không thể ăn uống, tắm giặt được, nên muốn sử dụng nguồn nước này đều phải xử lý bằng cách lọc truyền thống đó là xây bể lọc cát để lọc lấy nước trong. Bằng cách xử lý này, khi qua bể lọc cát, sắt trong nước bị oxi hóa kết tủa lại, đọng trong cát, asen cũng bị thu vào đó mà giảm đi nhiều.

Nếu như hàm lượng sắt đủ lớn thì nó sẽ làm giảm hàm lượng asen tới 90%, còn thông thường nó có thể đạt từ 30-70%. Tuy nhiên do việc xử lý asen không chủ định nên có một “nghịch lý” là các bể lọc nước nếu để lâu ngày tích lũy được nhiều Hydroxit sắt thì khả năng xử lý asen tốt hơn. Trong khi đó bể lọc lại cần phải được thường xuyên rửa để khả năng lọc nước được tốt tăng thêm khả năng lọc sắt. Chính điều này đã làm giảm khả năng giữ asen, khiến lượng asen còn lại trong nước có thể cao hơn. Tại các nhà máy nước hiện nay vẫn giữ công nghệ lọc nước truyền thống, lọc sắt là chính, lọc asen một cách không chủ định nên nếu ở nơi có hàm lượng asen cao thì asen trong nước sau xử lý cũng cao hơn và ngược lại.
Tô Lịch , Kim Ngưu hai con sống ô nhiễm nay đã có thể trở thành nước uống


Bản đồ nghiên cứu, khảo sát hiện trạng nhiễm asen trong nước ngầm ở khu vực Hà Nội đã được PGS.TS Trần Hồng Côn tiến hành liên tục từ năm 1998 đến 2000. Bài toán đặt ra với PGS.TS Trần Hồng Côn lúc đó là phải tìm ra những giải pháp để có thể lọc sạch các nguyên tố asen ở trong nước ngầm tại Hà Nội một cách độc lập.

Sau nhiều ngày đêm trăn trở, thật sự rất khó khăn để tìm cách phân giải được hợp chất asen trong nước đối với PGS.TS Trần Hồng Côn. Rất nhiều phương pháp đã được đặt ra tuy nhiên vẫn chưa cho ra một kết quả tối ưu. Tình cờ, lời giải cho bài toán đã đến với ông một cách hoàn toàn ngẫu nhiên mà nói như ông đó là một “cơ duyên”.

Ông kể, trong một lần cơ quan ông tổ chức đi thăm quan tại khu di tích lịch sử K9 thuộc huyện Ba Vì - Hà Nội, sau bữa ăn trưa ông ra rửa mặt tại một giếng khơi nằm trong khu di tích. Khi vừa chạm vào dòng nước mát được lấy từ giếng lên, với kinh nghiệm của một người nghiên cứu về nước ông cảm nhận rõ sự trong mát. Khi uống thử cảm thấy nước giếng có vị rất ngọt và ngon.

Nhận thấy sự khác biệt đó, PGS.TS Trần Hồng Côn đem câu chuyện hỏi anh đầu bếp thì được biết, ở khu vực này, nếu những giếng nào đào trúng vào tầng đá ong thì cũng đều cho nước rất sạch và ngon.

Khảo sát thử một số giếng trong thôn có tầng đá ong ở khu vực này cũng đều cho những kết quả tương tự. Một ý tưởng bật ra trong đầu của ông, liền sau đó ông mang những cục đá ong về phòng thí nghiệm để nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu từ đá ong đã cho một kết quả hoàn hảo.

Đá ong sau khi được xử lý có thể lọc sạch được asen trong nước ở hàm lượng trong mức cho phép. Kết quả nghiên cứu này của ông sau đó đã được ứng dụng thành nhiều các giải pháp để lọc nước tại các khu vực nguồn nước bị nhiễm asen. Cùng với giải pháp từ đá ong, công trình nghiên cứu về bản đồ nhiễm asen trên địa bàn Hà Nội của ông sau đó đã được công bố trên Tạp chí Khoa học công nghệ và môi trường tại Mỹ.

Biến nước sông Tô Lịch, Kim Ngưu thành… nước uống

Mới đây, chuyện PGS.TS Trần Hồng Côn trực tiếp uống nước sông Tô Lịch sau khi qua cột lọc do ông chế tạo đã khiến cho không ít người sửng sốt và xen lẫn cả hoài nghi. Khi được hỏi, PGS.TS Trần Hồng Côn cười vui vẻ. Ông cho biết chuyện uống nước sông Tô Lịch xuất phát từ đề tài nghiên cứu của ông cách đây hơn 3 năm. Đó là việc chế tạo thiết bị lọc nhiều tầng để khử kim loại nặng, chất hữu cơ và vi khuẩn có hại trong nước sinh hoạt thành nước uống trực tiếp.

Một điều rất đặc biệt là ý tưởng để cho ra đời đề tài này đã được nhen nhóm từ lúc ông tiến hành nghiên cứu cách lọc asen trong nước. PGS.TS Trần Hồng Côn kể sau khi đã tìm ra giải pháp để xử lý được asen trong nước từ đá ong, một suy nghĩ lướt qua trong ông, đó là đã có công nghệ xử lý được chất độc asen, tại sao không tiếp tục nghiên cứu để xử lý các chất hữu cơ độc hại khác có ở trong nguồn nước. Lần lượt hàng nghìn vật liệu đã được ông chọn lọc, sử dụng để đưa vào nghiên cứu của mình.

Sau nhiều năm nghiên cứu, ông đã tìm ra được những vật liệu tuy rẻ tiền những mang lại những giá trị hiệu quả rất cao như đất sét ở Trúc Thôn, Đá Son ở Núi Đèo, Than gáo dừa ở Trà Bắc… Theo đuổi ý tưởng sẽ tạo ra một nguồn nước sạch có thể sử dụng an toàn và cung cấp cho sinh hoạt, một vấn đề đặt ra với PGS.TS Trần Hồng Côn là phải xử lý được các nguồn nguy hại về sinh học sống trong môi trường nước. Đó là những loại vi trùng, vi khuẩn, vi rút… có nguy cơ lây bệnh cao.

Đối với ông, đây được coi là một thách thức lớn. Bởi dù có thể dùng clo, tia cực tím, ozon để tiệt trùng nước rất hiệu quả, song lại không thể tích hợp những thiết bị như vậy trong một máy lọc nước nhỏ gọn.


Qua nghiên cứu, tìm hiểu, ông phát hiện bạc có khả năng tiệt trùng rất tốt, tuy nhiên do giá thành cao nên việc ứng dụng vào thực tế còn gặp nhiều khó khăn. “Đúng trong giai đoạn tìm hướng đi cho nghiên cứu của mình thì công nghệ Nano bắt đầu được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Ngay khi biết chúng ta có thể điều chế được nano bạc, tôi đã lập tức ứng dụng vào công trình lọc nước của mình. Công nghệ nano bạc không chỉ giúp cho việc tiết giảm chi phí trong việc giảm bớt lượng bạc từ vài chục gram xuống còn vài mini gram mà còn tăng khả năng diệt khuẩn cỡ 200 lần”, ông cho biết.

Để chứng minh cho hiệu quả của các cột lọc nước đồng thời để thử được các loại vật liệu tối ưu theo ý muốn, PGS.TS Trần Hồng Côn đã từng nhiều lần múc nước từ nhà vệ sinh và lấy nước sông Kim Ngưu để làm thử nghiệm. Các loại nước này sau khi qua cột lọc do ông chế tạo đã được đưa đến Viện Vệ sinh dịch tễ và Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng để kiểm tra. Kết quả cho thấy những sản phẩm này đạt chỉ tiêu của nước uống đóng chai.

Sau 2 năm nghiên cứu Đề tài khoa học về máy lọc nước được xếp 4 tầng lọc để chuyên xử lý kim loại nặng, chất hữu cơ và amoni, asen đồng thời có khả năng tiệt trùng của ông đã được nghiệm thu và được đánh giá xuất sắc.

Trong khi “biểu diễn” khả năng lọc nước sông Tô lịch thành nước sạch có thể uống được tại chỗ, có sự chứng kiến của rất nhiều người PGS.TS Trần Hồng Côn cho biết, mục đích lớn nhất trong đề tài nghiên cứu của ông là có thể giúp cho những người dân sống ở những nơi có nguồn nước bị ô nhiễm, những nơi bị lũ lụt hay những vùng nông thôn thiếu nước sạch có khả năng tái chế nguồn nước đã bị ô nhiễm để phục vụ cho sinh hoạt.
Ưu điểm nổi bật về sản phẩm lọc nước của PGS.TS Trần Hồng Côn là công nghệ hấp thu chọn lọc. Nước được lọc qua thiết bị này giữ được những khoáng chất cần thiết với hàm lượng có lợi cho cơ thể. Ngoài ra nó không cần phải sử dụng điện năng và rất thân thiện với môi trường vì có chu trình khép kín không thải nước độc ra môi trường.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Không phải do công nghệ chưa cao


Một trong những dự án cấp bách cấp điện cho miền Nam đó chính là nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 là nhà máy có tổ công suất lớn nhất VN từ trước đến nay. Từ đầu năm đến nay nhà máy điện Vĩnh Tân 2 đã đạt sản lượng điện hơn 1.4 tỉ kWh, góp phần vô cùng quan trọng đảm bảo cấp điện cho toàn miễn nam. Nhà máy này được đầu tư xây dựng với công nghệ cực kỳ hiện đại.

* Nhà máy do nhà thầu Trung Quốc thi công, nhiên liệu không chỉ dùng than mà dùng cả dầu để đốt, liệu có đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường?

- Dự án do Tập đoàn Điện khí Thượng Hải - Trung Quốc (SEC) làm tổng thầu. Nhiên liệu chính sử dụng cho nhà máy là than cám 6A (Hòn Gai - Cẩm Phả), dầu HFO chỉ được dùng làm nhiên liệu trong quá trình khởi động và đốt bổ sung khi tổ máy vận hành ở tải thấp. Các nhà máy nhiệt điện sử dụng than anthracite (loại than phổ biến ở VN) đều được thiết kế như vậy.

Theo đánh giá chuyên môn, Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 có trang bị các hệ thống xử lý nước thải ra môi trường với công nghệ tiên tiến trên thế giới như hệ thống khử NOx (SCR), hệ thống lọc bụi tĩnh điện (ESP), hệ thống khử SOx (FGD) và hệ thống xử lý nước thải. Khí thải, nước thải của nhà máy sau khi xử lý đều đạt các tiêu chuẩn về môi trường. Kho than được trang bị hệ thống lưới che chắn bụi. Bãi thải xỉ có xe phun nước, xe lu lèn theo từng lớp để đảm bảo không phát tán bụi ra môi trường xung quanh.

* Nhưng thực tế người dân kêu khói bụi rất mạnh, không phải vô cớ mà bà con địa phương có thái độ phản ứng gay gắt?

- Quá trình thử nghiệm, nghiệm thu để đưa các tổ máy vào vận hành cũng có xảy ra hiện tượng phát tán bụi trong quá trình vận chuyển tro xỉ và tại bãi thải xỉ, gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Nguyên nhân khách quan là do tình trạng gió mạnh, khô hạn nắng nóng kéo dài, thiếu nước ngọt trầm trọng xảy ra trên địa bàn.

Trong khi đó đường vận hành phục vụ vận chuyển tro xỉ của nhà máy ra bãi thải xỉ đang thi công, các xe vận chuyển tro xỉ phải tạm thời đi qua quốc lộ 1 và đường dân sinh. Việc vận chuyển tro xỉ khó tránh khỏi phát tán bụi ra môi trường xung quanh dù các xe đều có bạt chắn bụi. Đó là chưa kể quốc lộ 1 cũng đang thi công mở rộng, khi xe lưu thông trên đường sẽ gây phát tán bụi.

* Vậy có nghĩa tình trạng bụi sẽ sớm được khắc phục?

- GENCO 3 đã làm việc với chính quyền và người dân địa phương để giải thích về các biện pháp bảo vệ môi trường và cùng giám sát việc vận chuyển, lưu giữ tro xỉ tại bãi thải xỉ. Chúng tôi còn khẩn trương triển khai các biện pháp đảm bảo môi trường tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2.

Cụ thể như GENCO 3 làm sạch, gia cố đường dân sinh để đảm bảo việc chở xỉ trong thời gian hoàn thiện đường vận hành chính thức. Bố trí người kiểm tra, giám sát, tuyệt đối không cho phép các xe chở xỉ che chắn không kỹ tham gia vận chuyển. Huy động xe bồn đặc dụng chở nước tưới cho đường vận chuyển tro xỉ, hạn chế tối đa phát tán bụi ra môi trường.

Thực tế cho thấy tình trạng phát tán bụi ở khu vực này đã được hạn chế đáng kể, sẽ khắc phục hoàn toàn khi hoàn thành đường vận chuyển riêng của nhà máy.

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Nhiều dự án của Keangnam có nguy cơ đổ vỡ tại Việt Nam

Một trong những vụ bê bối tham nhũng lớn nhất có liên quan tới thủ tướng Hàn Quốc Le Wan-koo và những nguồn viện trợ không rõ nguồn gốc liên quan tới tổng thống Hàn Quốc là trung tâm Keanangnam . Chi tiết sự việc đó chính là tập đoàn này đã thực hiện một dự án hệ thống thu gom xử lý nước thải có giá trị lên đến 29,1 tỉ won tại Việt Trì, Việt Nam.



Cựu chủ tịch Keangnam để lại di thư liệt kê chi tiết về các nhân vật và khoản tiền ông đã đưa hối lộ.

Những ngân hàng lớn cung cấp tín dụng cho Keangnam – Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Hàn quốc, Tập đoàn Thương Mại Hàn Quốc và ngân hàng Shinhan cho biết số phận của các dự án nước ngoài của tập đoàn này chưa thể xác định được. Hiện ngân hàng vẫn đang xem xét tình hình tài chính của Keangnam để ra quyết định nên hay không nên tiếp tục.

Tập đoàn xây dựng Keangnam đã bị hủy niêm yết khỏi sàn chứng khoán Hàn Quốc vào hôm nay (15/4) sau khi nguồn vốn thâm hụt nghiêm trọng do hoạt động kinh doanh thua lỗ, đồng nghĩa với việc tập đoàn cần thêm vốn từ các ngân hàng hoặc phải thu hút được nhà đầu tư mới để tiếp tục duy trì các dự án nước ngoài cũng như trong nước.

Trong khi đó, Keangnam đang dính vào một vụ kiện tại Madgascar với nguy cơ phải nộp 110 tỷ won tiền phạt, Cục Giám sát Tài chính Hàn Quốc (FSS) cho biết.
Thành lập năm 1951, Keangnam là một trong công ty xây dựng đầu tiên của Hàn Quốc mở rộng quy mô sang thị trường nước ngoài. Vào những năm 70, tập đoàn đã phát triển quy mô kinh doanh tới khu vực Trung Đông, Sri Lanka, Cameroon và Malaysia. Tháng 2/1973, Keangnam trở thành doanh nghiệp xây đựng đầu tiên được niêm yết trên sàn chứng khoán Hàn Quốc.

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

37 phần trăm bênh viện trung ương tự xử lý chất thải

Thực trạng hiện nay trong xử lý chất thải , nước thải y tế là hơn 37% bênh viện thuộc tuyến trung ương tự xử lý chất thải rắn y tế bằng hóa chất và lò đốt, tự xử lý nước thải bằng thiết bị vi sóng.

Kết quả cho thấy trong 35 bênh viện thì chỉ có 22 bênh viện hợp đồng với các công ty môi trường chuyên xử lý chất thải rắn, còn lại thì các bênh viện tự xử lý

Tuy nhiên, qua kiểm tra, phát hiện tình trạng mua và sử dụng chế phẩm diệt khuẩn chưa được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành, không thực hiện ghi nhãn tiếng Việt đối với sản phẩm nhập khẩu, nhãn không ghi đầy đủ thông tin theo quy định, ghi hạn sử dụng dài hơn hạn sử dụng đã được Bộ Y tế phê duyệt… Bên cạnh đó, việc phân loại, thu gom rác thải tại hầu hết các bệnh viện được kiểm tra đều làm chưa tốt. Tại bệnh viện Lão Khoa Trung ương, túi đựng chất thải chưa hợp lý, cũng chưa bố trí được khu vực lưu giữ chất thải tạm thời cho các khoa, phòng. Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, việc phân loại chất thải y tế chưa đúng, khu lưu giữ chất thải rắn y tế còn bẩn.


Hội nghị tập huấn công tác quản lý chất thải y tế cho lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế

Tại một số khoa của Bệnh viện K Trung ương, chất thải thông thường vẫn chưa được thu gom vào thùng theo qui định, khu lưu giữ chất thải tái chế còn để dưới gầm cầu thang, chưa có khóa dễ dẫn đến tình trạng chất thải y tế bị tuồn ra ngoài. Tại Bệnh viện E (Hà Nội), xe lưu trữ chất thải thông thường để không đúng nơi qui định, cũng không có mái che, dễ gây ô nhiễm và cũng chưa có khu lưu trữ riêng chất thải lây nhiễm, chất thải hóa học. Tại Bệnh viện Việt Đức có 3 khoa sử dụng chưa đúng túi đựng chất thải y tế lây nhiễm. Còn tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình, khâu phân loại, vận chuyển đến thu gom rác thải, chất thải y tế chưa đúng, thậm chí, lưu giữ chất thải rắn y tế quá thời gian qui định.

Tiến sỹ Nguyễn Thanh Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y Tế) cho biết: “Luật và thông tư, nghị định của Chính phủ đã quy định, cơ sở y tế các trách nhiệm bố trí đủ kinh phí phân loại chất thải y tế tại nguồn, thực hiện thu gom, vận chuyển, lưu giữ xử lý nước thải, chất thải đảm bảo quy chuẩn chất lượng môi trường, có kế hoạch, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải gây ra. Chất thải phải được loại bỏ sơ bộ mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển đến nơi lưu giữ, xử lý tập trung. Xử lý khí thải đảm bảo quy chuẩn chất lượng môi trường. Người đứng đầu bệnh viện có trách nhiệm thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế. Năm nay, Thanh tra Bộ Y tế đã tổ chức nhiều đoàn đi kiểm tra thực tế và sẽ không báo trước địa điểm kiểm tra”.

Trong một diễn biến khác, theo báo cáo hiện trạng ô nhiễm dioxin trong môi trường ở Việt Nam (công bố tháng 11/2014), nhiều nhà máy xử lý rác thải ở Hà Nội, Hải Dương và thành phố Hồ Chí Minh có nồng độ dioxin và hợp chất có độc tính giống dioxin trong khí thải và nước thải vượt mức cho phép từ vài lần đến 5.000 lần.

NHIỀU NƯỚC VẪN CHẾT KHÁT VẤN ĐỀ NAN GIẢI



Sông Đăk My lộ trơ đáy. (Ảnh: Đại Đoàn Kết)

Bát ngát suối sông, vấn khát

Nước ta có tới 3.450 sông và suối dài từ 10km trở lên với 108 lưu vực sông, trong đó 13 sông lớn. Lượng mưa trung bình khoảng 1.940-1.960mm/năm, tương đương tổng lượng dòng chảy hàng năm khoảng 830-840 tỷ m3. Tiềm năng nước ngầm toàn lãnh thổ ước khoảng 63 tỷ m3/năm tổng trữ lượng. Tài nguyên nước đó được xem phong phú.

Tuy nhiên lượng mưa diễn biến bất thường, mất cân bằng nước giữa 2 mùa mưa và khô đang tác động rất lớn đến tài nguyên nước, dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng nước về mùa khô, cả lượng và chất. Hạn hán năm nay tiếp tục xảy ra trên các lưu vực sông khu vực miền Trung, Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và Đồng bằng Sông Cửu Long.


Xã Phước Trung, huyện Bác Ái, Ninh Thuận đang chịu ảnh hưởng nặng nhất của tình trạng khô hạn đang kéo dài. Nước sinh hoạt hàng ngày hết sức khan hiếm. Nguồn nước sạch do UBND tỉnh này cấp kinh phí mua từ nơi khác chuyển đến cho người dân nơi đây 25 khối/ ngày chỉ đủ phục vụ cho việc ăn uống.

Để có nước dùng cho tắm giặt và các sinh hoạt khác, người dân phải bòn vét từ ao hồ, khe suối, rất mất vệ sinh. Nước đó đục bẩn ô nhiễm do trâu bò, dê cừu hằng ngày đến uống giẫm đạp… Sử dụng nguồn nước mất đó nguy cơ mắc các bệnh về mắt và bệnh ngoài da rất lớn. Nước sinh hoạt đã vậy, nước sản xuất gay go hơn.
Hạn hán, thiếu nước trong mùa khô xảy ra liên tục, tuy ở mức độ khác nhau trong chục năm gần đây, ngoài nguyên nhân do diễn biến tài nguyên nước theo tự nhiên và tác động của biến đổi khí hậu, còn do tác động trực tiếp của con người trên lưu vực. Nguồn nước trên các lưu vực sông nước ta từ năm 2006 đến nay đều ở mức trung bình hoặc thấp hơn trung bình năm, nhưng nhìn chung, vẫn có thể xem là đủ nước cho các nhu cầu kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, sinh thái. Song trong thực tế, nhiều nơi xảy ra tình trạng thiếu nước gay gắt, trong thời gian dài, có khi rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến phát triển. Tình trạng khan hiếm nước có nguyên nhân trước hết là do nạn phá rừng, hủy hoại vùng sinh thủy; chưa có biện pháp tích trữ nước trong mạng lưới sông ngòi, chưa tích đủ nước vào hệ thống công trình như thiết kế; phân phối nguồn nước cho các nhu cầu sử dụng chưa hợp lý; nước chưa được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đa mục tiêu; việc vận hành và quản lý tổng hợp các hồ chứa đa mục tiêu chưa được tuân thủ một cách nghiêm túc, thậm chí ở một số hồ, trong những thời kỳ dài, vi phạm nghiêm trọng việc vận hành bảo đảm nguồn nước tối thiểu cho hạ lưu, cho đời sống bình thường của dòng sông. Hạ lưu đa số các hồ chứa, thường cạn kiệt dòng chảy trong nhiều tháng liên tục vào cuối năm, thậm chí cạn kiệt chưa từng thấy trong nhiều năm qua

Lỗ hổng hồ chứa

Một trong những giải pháp chủ đạo để tạo nguồn nước ngọt, điều phối lượng nước từ mùa lũ sang mùa kiệt là phát triển hệ thống hồ sinh thái. Nhất là xây dựng các hồ chứa thượng lưu để điều tiết nguồn nước và vận hành theo quy trình hợp lý.

Câu hỏi đặt ra là gần 7.000 hồ chứa nước lớn nhỏ đã và đang xây dựng đáp ứng các yêu cầu trữ lượng, điều tiết dòng chảy phục vụ cấp nước trong mùa khô và phòng chống lũ lụt trong mùa mưa ở nước ta ra sao? Chưa kể trên 2.900 hồ chứa thủy điện, thủy lợi đã vận hành, đang hoặc đã có quy hoạch xây dựng có tổng dung tích trên 65 tỷ m3.

Đúng là hồ chứa nước, hồ thủy lợi nói chung ở ta số lượng lớn. Song việc nghiên cứu, xây dựng khoa học các hồ này theo tiêu chí sinh thái, phục vụ đa mục tiêu cấp nước, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường, lại chưa được quan tâm đúng mức… Hiện hồ sinh thái thể tự nhiên và nhân tạo trải dài đất nước có xu hướng suy thoái và ô nhiễm do nuôi cá lồng, do bồi lắng… trầm trọng.

Gay go còn vì cả 2 loại hồ chứa thủy lợi và thủy điện chưa có quy trình vận hành, hoặc chậm được cập nhật sau hàng chục năm xây dựng. Ngay Hà Nội có 130 hồ chứa nhưng xây dựng từ lâu, không đủ tài liệu thiết kế, hệ thống quan trắc, ít được đầu tư nâng cấp, nên bị lấn chiếm và hư hỏng nặng.

Vậy là nguồn tài nguyên nước của ta với hệ thống sông ngòi dày đặc, phong phú cả lượng mưa, nước mặt, nước ngầm, nhưng hạn hán đang tác động xấu tới đời sống, sức khỏe người dân, gia cầm, gia súc, mùa màng và thiếu nước nghiêm trọng lâu dài có thể dẫn tới xung đột giữa các cộng đồng dân cư.

Người dân xã Phước Trung có tổ chức đào ao tại các ruộng trũng ở xa khu dân cư để lấy nước tắm và giặt giũ áo quần, khi nước tù đọng ở các con suối đã cạn. Vì khô hạn quá lâu, ngay ao hồ mới đào cũng không dễ gì có nước. Tỉnh Ninh Thuận đã đầu tư nguồn vốn 26 tỷ đồng cho Dự án cung cấp nước sạch cho Phước Trung, có thể cuối tháng 9 mới hoàn thành. Người dân vẫn tiếp tục sử dụng nguồn nước kém vệ sinh đối mặt thách thức bệnh tật.

Chú trọng điều phối

Nguồn nước quý giá có thể bảo vệ, giữ gìn được bằng chính hành động hàng ngày của mỗi chúng ta. Những lỗ hổng trong quản lý tài nguyên nước phải cấp thiết giải quyết đồng bộ. Nước ở các hồ chứa thủy điện, thủy lợi là tài nguyên nước trên lưu vực sông nhưng Bộ TN&MT không thể điều hành được vì quyền quản lý thuộc Bộ Công thương và Bộ NN&PTNT.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Chủ tịch Hội đồng quốc gia tài nguyên nước, tại cuộc họp giữa tuần qua đã yêu cầu Bộ TN&MT xây dựng quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, lồng ghép với điều tra cơ bản tài nguyên nước, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2016.

Quan trọng còn là tiếp tục xây dựng các quy trình vận hành liên hồ chứa trong mùa cạn, kết hợp các quy trình vận hành mùa lũ của từng lưu vực thành quy trình vận hành liên hồ chứa cả mùa lũ, mùa cạn. Rà soát kỹ các quy định trong dự thảo Nghị định quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước, Nghị định về khuyến khích, ưu đãi hoạt động sử dụng nước tiết kiệm…

Công nghệ phát triển mạnh mức độ tàn phá môi trường cao ở Trung Quốc

Việc khai thác kim loại đất hiếm có tính ứng dụng cao ở Trung Quốc đang phải đánh đổi bằng tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề.
anh-3.jpg

Một trong rất nhiều ống xả thải đang xả trực tiếp xuống hồ chứa. Ảnh: Liam Young

Baotou là thành phố công nghiệp lớn nhất Nội Mông, có trữ lượng đất hiếm lớn. Tại đây, chỉ riêng khu mỏ Bayan Obo đã chiếm 70% tổng trữ lượng toàn cầu. Nhờ lợi thế này, Trung Quốc trở thành nhà cung cấp các nguyên tố đất hiếm và kim loại đất hiếm số một thế giới.
Theo số liệu thống kê năm 2009, Trung Quốc cung ứng khoảng 95% nhu cầu đất hiếm toàn cầu. Đây được coi là nhân tố quan trọng giúp kinh tế Trung Quốc có bước phát triển nhảy vọt trong vài thập kỷ gần đây. Đất hiếm được khai thác tại Khu liên hợp Thép và Đất hiếm Baogang. Tháp làm lạnh và các ống khói chọc trời là đặc điểm nổi bật khi nhìn toàn cảnh thành phố Baotou.
Các nguyên tố đất hiếm, đặc biệt như cerium và neodymium, là nguyên liệu có tính ứng dụng lớn. Đây là thành phần không thể thiếu trong hầu hết thiết bị hiện đại, như làm nam châm trong tuabin gió và xe điện, tai nghe điện thoại và ổ cứng máy tính, TV màn hình phẳng.
Việc tập trung khai thác đất hiếm làm gia tăng dân số ở thành phố Baotou. Chỉ trong vòng 65 năm, từ 1950 đến nay, dân số thành phố đã tăng từ 97.000 đến 2,5 triệu người. Ngoài tác động này, khai thác quặng đang gây ô nhiễm nghiêm trọng. Khu liên hợp Baogang phải xây dựng một hồ chứa nhân tạo để xả chất thải.
Tại khu công nghiệp và cả thành phố Baotou, bụi than phủ khắp mọi nơi do các xe tải chở than chạy liên tục. Khi trời mưa, các con đường ngập dưới màu nước đen vì bụi than, trong khi mùi lưu huỳnh luôn nồng nặc. Dọc theo các con đường và vỉa hè, các đường ống dẫn chất thải xả thẳng vào hồ chứa nhân tạo nằm la liệt dưới mặt đất, thậm chí vắt ngang qua đường.
p02n9wp9-8679-1428402943.jpg
Công nhân trong một nhà máy sản xuất máy nghe nhạc MP3. Ảnh: Kate Davies
Cerium được xử lý từ quá trình nghiền nhỏ quặng và hòa tan trong axit sulfuric và nitric. Khi thực hiện quy trình ở quy mô lớn, lượng chất thải độc hại được thải ra sẽ rất lớn.
Vì môi trường quá độc hại khiến con người không thể sinh sống, khu vực lân cận hồ chứa đã bị bỏ hoang."Tôi chưa từng chứng kiến điều gì khủng khiếp như thế này. Đây phải là môi trường của người ngoài hành tinh chứ không phải của con người. Khắp nơi là một thứ bùn độc hại đặc quánh và đen kịt", Tim Maughan, người thực hiện phóng sự điều tra, cho hay.
Theo Maughan, đây không chỉ là phụ phẩm của quá trình chế tạo thiết bị điện tử, mà còn từ các công nghệ "thân thiện với môi trường" như ôtô điện hay tuabin gió. Khi kiểm tra một số mẫu chất thải, nhóm điều tra của Maughan phát hiện Nhóm điều tra cũng lấy một số mẫu chất thải về xét nghiệm, kết quả cho thấy đất sét trong hồ có mức độ độc hại cao hơn ba lần so với bức xạ nền.
Ngành công nghệ ở Trung quốc đã và đang phát triển vượt mặt các nước lớn trên thế giới và mức độ tàn phá môi trường vô cùng khủng khiếp, hằng ngày người dân sống trong môi trường bụi phủ kín, không khí ngột ngạt làm cho hàng nghìn người phải di cư sang vùng đất mới. Ảnh  hưởng đến phân bố dân cư và điều kiện phát triển về mọi mặt. Môi trường ở Trung Quốc hiện là tâm điểm của các cánh nhà báo trong nước và thế giới.

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

Điểm tin môi trường tuần này

Các điểm tin Anh sắp diễn ra một trận "mưa máu" vào cuối tuần, triễn lãm "60 biện pháp ứng phó với biển đổi khí hậu", biện pháp hỗ trợ xử lý rác thải điện tử ở Việt Nam là những sự kiện đang diễn ra trong tuần .

VIỆT NAM

Hỗ trợ xử lý rác thải điện tử tại Việt Nam

Chương trình có tên Vietnam Recycles (tạm dịch: Việt Nam tái chế) được áp dụng cho cả nhà sản xuất và khách hàng tiêu dùng đầu cuối với mục tiêu hỗ trợ cộng đồng tuân thủ các quy định về thu hồi và xử lý các rác thải điện tử đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 – theo Báo Điện tử Chính phủ.



Ngoài ra, chương trình cũng nhằm mục đích hỗ trợ cho các nhà sản xuất sản phẩm điện tử nâng cao trách nhiệm trong việc thu nhận, xử lý và tái chế các thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghiệp hết niên hạn sử dụng.

Đầu tư hơn 310 tỷ đồng mở rộng Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây

Nhằm góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực xung quanh Hồ Tây, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã chấp thuận bổ sung các hạng mục đầu tư xây dựng mở rộng hệ thống thu gom nước thải giai đoạn hai, đáp ứng công suất cho Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây (thuộc Dự án Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây) theo hình thức hợp đồng BT – theo TTXVN.

Dự án do liên danh giữa Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Phú Điền và Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Môi trường SFC Việt Nam làm chủ đầu tư. Với tổng kinh phí đầu tư các hạng mục bổ sung khoảng hơn 312 tỷ đồng, dự án sẽ xây dựng các tuyến cống, trạm bơm thu gom nước thải từ các lưu vực thuộc phạm vi thu gom nước thải cảu Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây theo quy hoạch (không bao gồm hệ thống thu gom nước thải do Ban quản lý dự án Hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây thực hiện); lưu vực bổ sung là khu vực phía Tây Nam và một phần phía Nam thuộc lưu vực Hồ Tây (có diện tích khoảng 154,5ha) và nước thải từ một số cống thoát nước liên quan. Thời gian thực hiện dự án từ quý 1/2015 đến quý 3/2015.

1 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất rau sạch

Báo Đại Đoàn Kết đưa tin ngày 8/4, tại buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Nam, ông Daiken Murakami, Tổng giám đốc Tập đoàn Showa Denko (Nhật Bản) đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất rau sạch bằng công nghệ đèn Led thử nghiệm tại tỉnh Hà Nam với vốn đầu tư khoảng 1 triệu USD, khi thành công sẽ nhân rộng quy mô sản xuất. Nhà máy sẽ được xây dựng tại Khu công nghiệp Đồng Văn II (huyện Duy Tiên) và dự kiến cuối năm 2015 sẽ cho ra sản phẩm đầu tiên.

Việc đầu tư nhà máy của Tập đoàn Showa Denko rất phù hợp với chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa của tỉnh, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi về chính sách, thủ tục pháp lý cho Tập đoàn sớm đi vào hoạt động.

Triển lãm "60 giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu"

Hành trình 20 năm hỗ trợ phát triển của AFD tại Việt Nam" và "60 giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu" là hai chủ đề nổi bật sẽ được Cơ quan phát triển Pháp (AFD) tổ chức triển lãm tại trường Cao đẳng cơ khí nông nghiệp, Vĩnh Phúc từ ngày 8 - 15/4/2015. Sự kiện này mở màn cho một chuỗi các triển lãm với nội dung này mà AFD sẽ tổ chức trong năm 2015 tại các địa điểm khác nhau trên toàn Việt Nam.

Tháng 12/2015, nước Pháp sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ 21 giữa các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP21). Trong khuôn khổ đó, AFD và tổ chức GoodPlanet đã thể hiện bằng hình ảnh và ánh sáng những giải pháp mang tính cách tân và hiệu quả kết hợp chống biến đổi khí hậu với phát triển kinh tế, thông qua 21 bức ảnh của nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Pháp Yann Arthus-Bertrand. Đây là lần đầu tiên những bức ảnh này được giới thiệu tới công chúng Việt Nam.

VN- Nhật Bản hợp tác về nghiên cứu trượt lở đất, ứng phó với biến đổi khí hậu

Sáng 6/4, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã có buổi tiếp xã giao Giáo sư, Tiến sĩ Kyoji Sassa và đoàn chuyên gia nghiên cứu trượt lở đất Nhật Bản đến từ Đại học Kyoto. Tại buổi tiếp, hai bên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về những thông tin liên quan đến phòng tránh giảm thiểu thiệt hại do tai biến trượt lở đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Năm 2015, phía Nhật Bản có đề xuất đề cương hợp tác trong lĩnh vực trượt lở đất theo hướng quy hoạch sử dụng đất và xây dựng hệ thống cảnh báo sớm trượt lở nhằm giảm thiểu thiệt hại. Hệ thống cảnh báo sớm là hợp phần đã được xây dựng trong Đề án Trượt lở do Viện đang triển khai, tuy nhiên Việt Nam rất cần kinh nghiệm, công nghệ của phía Nhật Bản. Thay đổi quy hoạch sử dụng đất là hướng mới, chưa được đề cập trong các giai đoạn điều tra hiện trạng, phân vùng cảnh báo của Đề án Trượt lở.

THẾ GIỚI


Không khí thủ đô Ấn Độ ô nhiễm nhất thế giới

Ngày 6/4, chính phủ Ấn Độ công bố chỉ số đo chất lượng không khí mới sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định New Delh là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới. Theo AFP, Bộ trưởng Môi trường Prakash Javadekar tuyên bố chính phủ sẽ công bố dữ liệu chất lượng không khí ở 10 thành phố trên cả nước. Trang web chỉ số chất lượng không khí mới của chính phủ bắt đầu đi vào hoạt động từ hôm qua.

Bảng chỉ số này sẽ đo chất lượng không khí ở 10 thành phố lớn tại Ấn Độ, bao gồm thủ đô New Delhi, Bangalore, Hyderabad... Mục tiêu của Ấn Độ là đo mức độ ô nhiễm không khí tại 66 thành phố trên cả nước. Mới đây Viện Nguồn lực năng lượng New Delhi và Viện Tác động y tế (Mỹ) cùng công bố nghiên cứu cho thấy mỗi năm có 3.000 người chết ở New Delhi vì ô nhiễm không khí. Hôm nay Đại sứ quán Mỹ tại New Delhi công bố chỉ số PM2,5 ở thủ đô Ấn Độ lên đến 175, nghĩa là mức độ độc hại. Trong khi đó, chỉ số này ở Bắc Kinh chỉ là 53.
Thay thịt gia súc bằng gia cầm có thể hạn chế biến đổi khí hậu

Kết quả nghiên cứu mới công bố của Đại học Công nghệ Chalmer (Thụy Điển) cho thấy việc hạn chế tiêu thụ thịt gia súc trong các bữa ăn hàng ngày hoặc chỉ là thay thế thịt bò, sữa, phomát bằng thịt gà và trứng sẽ góp phần hạn chế tốc độ nóng lên của Trái Đất.

Phóng viên TTXVN tại Italy ngày 8/4 dẫn nghiên cứu cho biết ngành chăn nuôi gia súc hiện chiếm tới 15% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên Trái Đất, được cho là một trong những thủ phạm gây ra tình trạng biến đổi khí hậu.

Con dễ tự kỷ khi thai phụ phơi nhiễm khói bụi

Các nhà nghiên cứu tại Viện Phát triển trí tuệ trẻ em thuộc Bệnh viện Los Angeles (Mỹ) đã tìm hiểu tác động của Polycyclic aromatic hydrocarbon (PAH), một loại chất được sinh ra khi đốt xăng, dầu diesel, than đá và một số chất đốt khác lên thai phụ, trẻ em và thai nhi. Các chuyên gia đã đo nồng độ PAH trong không khí cũng như trong máu và nước tiểu của các thai phụ, trẻ sơ sinh và theo dõi các em này cho đến 9 tuổi.

Theo công bố trên chuyên san y khoa JAMA Psychiatry, kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) não bộ của số trẻ em này cho thấy, người bị phơi nhiễm PAH càng cao thì vùng chất trắng trên bán cầu não trái bị suy giảm càng nhiều. Các nghiên cứu trước đây cũng cho biết những thai phụ phơi nhiễm khói bụi độc hại thì sinh con có nguy cơ bị chứng tự kỷ cao.



Mỹ lộ bí mật quân sự từ rác thải điện tử

Mỹ có thể để lộ bí mật quân sự do sự thiếu chặt chẽ trong việc xử ly rác thải điện tử của nước này. Mỹ đã vô tình cung cấp cho Trung Quốc các bí mật quân sự bằng cách bán các linh kiện điện tử đã loại bỏ cho các công ty và sau đó các công ty này đã vận chuyển tới Trung Quốc để "tái chế," theo một báo cáo từ trang web Strategy Page về các vấn đề quân sự có trụ sở tại Mỹ.

Không dẫn từ bất kỳ nguồn nào, báo cáo ngày 28/3 tuyên bố rằng chính phủ Mỹ đã phát hiện ra vấn đề này và đã cập nhật các bộ luật để đảm bảo rằng các linh kiện điện tử đã phân loại phải được xử lý đúng cách và các thiết bị điện tử quân sự tái chế không được vận chuyển tới Trung Quốc. Một vấn đề khác mà báo cáo đưa ra là rác thải điện tử đã chuyển tới Trung Quốc thường được thu mua bởi những kẻ làm giả, những người sau đó bán các thiết bị này trở lại Mỹ như những thiết bị "mới" sau một số tân trang nhỏ và tạo các số serial giả.

Anh đón nhận một trận "mưa máu" vào cuối tuần

Theo tin tức từ Telegraph, “mưa máu” sẽ đổ xuống nước Anh và cuối tuần này, nhuộm cho xe cộ và vỉa hè một màu nâu gỉ khi bụi đỏ từ sa mạc Sahara được thổi vào đây. Cục môi trường (Defra) cho biết phần lớn các vùng ở phía Đông Nam và phía Đông nước Anh sẽ bị ô nhiễm ở mức độ cao mặc dù vấn đề này dự kiến sẽ diễn ra rất ngắn khi mà gió từ Đại Tây Dương sẽ thổi tan đám bụi vào ngày mai, 11/4.Các khu vực của nước Anh đang phải đối mặt với mức độ ô nhiễm không khí các thành phố bị ô nhiễm do trộn lẫn với bụi từ châu Phi. Điều này khiến các quan chức y tế phải đưa ra lời cảnh báo cho những người dễ bị nguy hiểm.

“Mưa máu” là một thuật ngữ dùng để chỉ việc nước mưa trộn lẫn cát từ sa mạc. Những cơn bão từ sa mạc Sahara sẽ cuốn theo cát hòa vào trong những đám bụi và kéo tới hơn 2.000 km trên đất Anh. Khi mưa đổ xuống trông sẽ có màu đỏ và lúc khô để lại một lớp bụi mỏng có khả năng sơn nhà, xe cộ cùng sân vườn. Theo lời Dan Williams thuộc văn phòng dự báo thời tiết của Anh , Met Office cho biết mọi người có thể nhìn thấy bụi màu vàng hoặc màu nâu từ sa mạc Sahara trên ô tô của họ vào sáng T7